Lạm quyền trong khi thi hành công vụ được quy định tại điều 282 Bộ Luật hình sự

Công ty luật Dragon – Đoàn luật sư Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979.

Vụ kỳ án Lạm quyền trong khi thi hành công vụ “ Thân Văn Tư”

Vụ án “Trưởng thôn lạm quyền” ở Việt Yên, Bắc Giang: Vừa bị xử phạt hành chính, vừa bị truy tố hình sự

27/3/2015 06:30 UTC+7
(Công lý) - Cùng một hành vi vi phạm nhưng người vi phạm vừa bị xử lý hành chính, vừa bị truy tố hình sự.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, bị can bị truy tố về tội “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ” nhưng lại không đủ các yếu tố cấu thành tội danh theo quy định của BộLHS...
Thỏa thuận thu tiền chênh lệch
Từ 2005-2009, UBND huyện Việt Yên có 4 quyết định về việc giao đất ở cho nhân dân thôn Yên Sơn, xã Nghĩa Trung. Quá trình thực hiện các quyết định trên, Thân Văn Tư, Trưởng thôn Yên Sơn và Nguyễn Đức Sổ, phó Trưởng thôn kiêm kế toán thôn đã tổ chức họp với các hộ dân để thống nhất chủ trương thu giá đất cao hơn so với giá đất trong quyết định của UBND huyện Việt Yên với số tiền chênh từ 7 đến 10 triệu đồng/lô và được các hộ dân đồng ý. Ông Tư cũng đã tự ý tách số đất từ 35 lô được cấp thành 37 lô để tăng số tiền chênh nộp theo thỏa thuận nhập vào quỹ thôn. Số tiền mà ban lãnh đạo thôn Yên Sơn thu chênh lệch cao hơn so với 4 quyết định của UBND huyện Việt Yên là hơn 1,1 tỷ đồng. Số tiền thu được đã chi hết cho việc xây dựng các công trình phúc lợi công cộng của thôn như: Xây nhà văn hóa thôn, cứng hóa kênh mương nội đồng, xây nhà tổ, xây chùa của thôn... không có “tư túi” cá nhân.
Năm 2010, khi phát hiện ra sự việc, UBND xã Nghĩa Trung đã tiến hành xử lý kỷ luật ông Tư với hình thức cảnh cáo và ông Sổ với hình thức khiển trách, cấm đảm nhiệm chức vụ vì liên quan đến những sai phạm nêu trên. Theo các quyết định kỷ luật này thì những việc mà ông Tư và ông Sổ đã thực hiện là các sai phạm do nhận thức và kiến thức về quản lý đất đai, tài chính bị hạn chế chứ không cấu thành tội phạm hình sự.
Vụ án “Trưởng thôn lạm quyền” ở Việt Yên, Bắc Giang: Vừa bị xử phạt hành chính, vừa bị truy tố hình sự
Số tiền thu theo thỏa thuận được ghi rõ, các hộ dân ký đồng ý

Tuy nhiên, sau đó vì có đơn tố cáo của một vài hộ dân không đồng tình chủ trương và không nộp tiền chênh lệch nên Thân Văn Tư và Nguyễn Văn Sổ bị điều tra và bị VKSND tỉnh Bắc Giang truy tố về tội “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ” quy định tại điểm C, khoản 2 Điều 282 BLHS.
Trong Cáo trạng cũng thể hiện, số tiền chênh lệch thu được trên không nộp vào ngân sách xã Nghĩa Trung hay huyện Việt Yên mà ban lãnh đạo thôn Yên Sơn giữ và chi tiêu vào các công việc chung như: Xây dựng nhà văn hóa, cứng hóa kênh mương nội đồng, xây nhà thờ tổ, xây chùa, trả nợ cũ… Theo kết luận điều tra, số tiền mà ban lãnh đạo thôn Yên Sơn thực tế đã chi nhiều hơn số tiền thu được từ việc giao đất. Ngoài số tiền thu từ việc giao đất, lãnh đạo thôn Yên Sơn còn thu các khoản thuế, tiền thủy lợi phí, thu từ việc giao khoán thầu diện tích hồ ao… Các khoản thu này sau khi nộp vào ngân sách theo quy định còn lại được lãnh đạo thôn quản lý, chi trả cho các hoạt động chung của thôn.
Có cấu thành tội phạm hình sự hay không?
Vậy là cùng một hành vi vi phạm, ông Tư và ông Sổ vừa bị kỷ luật khiển trách và cảnh cáo về hành chính, vừa bị khởi tố về tội “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ”. Trong khi đó, về nguyên tắc, một hành vi vi phạm đã bị xử phạt hành chính, nếu sau này phát hiện hành vi đó có dấu hiệu tội phạm phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì phải huỷ quyết định xử phạt hành chính trước đây rồi mới chuyển hồ sơ vi phạm đến cơ quan tiến hành tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình sự.
UBND xã Nghĩa Trung đã có văn bản trả lời cơ quan tố tụng cho biết: UBND xã này không hủy quyết định kỷ luật với ông Tư và ông Sổ vì hết thời hạn do ông Tư và Sổ đã chấp hành xong quyết định kỷ luật. Ông Tư và ông Sổ đã không được giữ chức vụ Trưởng thôn và Phó thôn cũng như không tham gia bất kỳ hoạt động nào của thôn, xã kể từ thời điểm đó.
Theo quy định của tội danh “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ” thì yếu tố “vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác” là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành. TS. Lê Đăng Doanh, giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, để truy tố theo Điều 282 Bộ luật Hình sự phải chứng minh được bị can phạm tội vì động cơ vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác và hành vi vi phạm đã gây ra hậu quả làm thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội hoặc quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân thì mới bị coi là tội phạm.
Thực tế, hồ sơ vụ án cũng thể hiện ông Tư không tăng giá đất hay tăng số tiền giao đất, bồi thường vượt quá mức giá của UBND huyện Việt Yên. Khi có quyết định của UBND huyện, ông Tư đã thông báo công khai toàn bộ nội dung văn bản này, các hộ dân đều biết rõ mức giá sàn mà UBND huyện đã quy định và đồng ý tự nguyện nộp thêm một khoản tiền nữa để lấy kinh phí cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trả nợ cũ và một số hoạt động chung theo chủ trương của toàn thể nhân dân trong thôn.
Các hộ dân đã ký nộp và xác nhận vào Bảng kê có hai cột ghi rõ số tiền nộp theo “giá sàn quy định” và cột “tự nguyện đóng góp”. Các hộ dân cũng đã có giấy xác nhận số tiền đã tự nguyện để công đức xây dựng, đổi mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng của thôn. Ông Tư và ông Sổ đã thực hiện nhiệm vụ của mình theo sự chỉ đạo và thống nhất của Ban lãnh đạo thôn, đồng thời có báo cáo công việc cũng như minh bạch các số liệu tài chính trước UBND xã, Chi bộ thôn, tập thể quân dân chính.  Hơn nữa, Cáo trạng của VKSND tỉnh Bắc Giang cũng không thể hiện được việc ông Tư và ông Sổ có vụ lợi hay động cơ cá nhân trong việc thu chi số tiền thỏa thuận chênh lệch nói trên, hay gây thiệt hại cho Nhà nước và cá nhân trong việc này.
Nhóm PV


Trưởng thôn bị truy tố về hành vi lạm quyền:

Kỳ lạ, các bị hại đồng thanh… "không bị thiệt hại"

http://assets.phapluatxahoi.vn/img/print.gif

11:12 ngày 24/11/2016
·                                  
·                                  
(PL&XH) - 5 năm, chặng đường dài với những lần hoãn tòa, điều tra bổ sung khiến ông trưởng thôn và phó thôn mệt mỏi…
5 năm với 3 bản cáo trạng
Ông Thân Văn Tư, SN 1960, vốn là trưởng thôn Yên Sơn; ông Nguyễn Đức Sổ, SN 1981, là phó thôn kiêm kế toán thôn Yên Sơn, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, nhiệm kỳ 2005 - 2011. Lần này mở tòa (từ ngày 11 đến 21-11-2016), HĐXX sơ thẩm của TAND tỉnh Bắc Giang tiếp tục trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung vì một số tình tiết chưa rõ ràng. Dù vụ án bị kéo dài nhưng ông Tư, ông Sổ không sốt ruột. Họ kêu oan và chờ đợi HĐXX sẽ ra phán quyết sáng suốt.
Trước đó, tại phần luận tội, đại diện VKSND tỉnh Bắc Giang vẫn khẳng định, trong các năm 2005 đến 2009, UBND xã Nghĩa Trung lập hồ sơ xin giao đất để làm nhà ở cho nhân dân thôn Yên Sơn. UBND xã, phòng chuyên môn của huyện Việt Yên trình và UBND huyện Việt Yên có quyết định giao đất ở cho nhân dân thôn Yên Sơn.
Ông Tư bị buộc tội, vượt quá quyền hạn của trưởng thôn, tổ chức họp để thu giá đất cao hơn so với giá đất có trong quyết định và chi trả tiền bồi thường GPMB cho các hộ dân bị mất đất cao hơn so với mức giá bồi thường có trong quyết định; tự làm đơn xin cấp đất đứng tên các hộ dân trong thôn để làm hồ sơ cấp đất bán thu tiền chênh lệch; tách 6 lô đất trong quyết định giao đất thành 8 lô để thu thêm tiền. Số tiền chênh lệch, tiền thu thêm được nhập vào quỹ thôn để chi tiêu các công việc chung (xây dựng nhà văn hóa, cứng hóa kênh mương nội đồng, trả nợ cũ…). Bị cáo Sổ được cho là đồng phạm giúp sức và tổng số tiền các cơ quan tố tụng kết luận, hai người đã “thu chênh” hơn 1,1 tỷ đồng. Số tiền này đều nhập vào quỹ thôn để chi phí chung.
Các ông Dương Đức An, nguyên bí thư chi bộ; Thân Hồng Quyết, nguyên bí thư chi bộ thôn Yên Sơn; Thân Văn Phố, nguyên phó thôn Yên Sơn bị kiểm điểm, yêu cầu nghiêm túc rút kinh nghiệm. CQĐT cũng cho rằng, số tiền gần 150 triệu đồng còn thiếu, chưa nộp vào ngân sách Nhà nước, đề nghị UBND huyện Việt Yên cử đại diên tham gia tố tụng để giải quyết.
Lẽ thường, khi các bị cáo phải hầu tòa, các bị hại phải lớn tiếng yêu cầu bị cáo bồi thường. Nhưng tại phiên tòa này, ngay phần làm thủ tục, đông đảo các bị hại khẳng định, họ không thiệt hại gì và yêu cầu HĐXX xác định lại tư cách của mình. Ngay cả nguyên đơn dân sự (đại diện cho UBND huyện Việt Yên là ông Nguyễn Xuân Điệp) cũng cho hay, không bị thiệt hại, không đề nghị xử lý 2 bị cáo.
ng Tư (2)
Ông Tư quả quyết, mình không tự ý và không tư túi đồng nào. Ảnh: Hoa Đỗ

Chưa đủ yếu tố cấu thành tội!
Trong khi ông Tư, ông Sổ kêu oan và cho rằng, không tự ý và tư túi, luật sư Nguyễn Minh Long, Nguyễn Trung Tiệp - Đoàn LS TP Hà Nội, bào chữa cho họ đưa ra những lập luận cụ thể. Ông Long nói, để cấu thành tội “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ” thì người phạm tội phải vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ được giao gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân”.
Như vậy, trước hết cần tìm hiểu, ở vụ án này, các bị cáo tự ý và lạm quyền không? VKSND tỉnh quy kết, bị cáo Tư đã nâng giá đất cao hơn so với giá đất trong 4 Quyết định của UBND huyện Việt Yên. Nhưng anh Phạm Văn Minh khai, UBND xã Nghĩa Trung niêm yết công khai tất cả các quyết định về việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và mức giá giao đất ở cho nhân dân thôn Yên Sơn, tại trụ sở UBND xã Nghĩa Trung, Nhà Văn hóa thôn Yên Sơn và phát trên loa truyền thanh. Nhân dân thôn Yên Sơn biết đơn giá Nhà nước quy định chính xác là bao nhiêu. Ngoài ra, trong tất cả các cuộc họp giữa BQL thôn và tập thể nhân dân thôn Yên Sơn khi thông qua 4 Quyết định của UBND huyện Việt Yên phân biệt rõ, số tiền người dân phải đóng theo quyết định (giá sàn quy định) và số tiền mà người dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng (tự nguyện đóng góp). Phương thức thu cũng được nhắc tới trong các cuộc họp của thôn. Cụ thể, Ban chi ủy nhiệm kỳ 2005 – 2010 thôn Yên Sơn, phụ nữ thôn Yên Sơn, Hội người cao tuổi, Hội nông dân, Chi hội cựu chiến binh đều nêu, được sự chỉ đạo của UBND xã Nghĩa Trung của cấp ủy chi bộ, ban lãnh đạo thôn và sự đồng tình ủng hộ của các ban ngành, đoàn thể nhân dân trong thôn, vận động nhân dân các gia đình được giao đất ở của Nhà nước “tự nguyện đóng góp công đức kinh phí” để xây dựng cơ sở vật chất. Việc huy động các nguồn đóng góp của nhân dân trong thôn Yên Sơn cũng đã được Đảng ủy xã Nghĩa Trung ghi nhận.
Ông Hoàng Du Khánh, nguyên Chủ tịch UBND xã Nghĩa Trung thời kỳ đó, trả lời với HĐXX rằng, đây là việc thực hiện đúng quy chế dân chủ và xã đã có chủ trương ban hành thành Nghị quyết của HĐND xã về việc phát triển kinh tế xã hội, trong đó có việc xã hội hóa để nhân dân đóng góp xây dựng quê hương. Trình bày trước tòa, các đảng viên (ông: Quyết, Thống, Ý) khẳng định, để thực hiện việc này, chi bộ đảng thôn Yên Sơn đã họp và được thể hiện trong “Sổ Nghị quyết”. Như vậy, không thể quy kết ông Tư, ông Sổ đã “tự ý” thu thêm tiền chênh.
Như lời luật sư, các bị cáo cũng không thể “tự ý” tách 35 lô đất thành 37 lô đất thu thêm; lấy tên các hộ dân trong thôn làm đơn xin cấp đất để được giao đất gây thiệt hại cho những người dân mua đất hơn 1 tỷ đồng. Bị cáo Tư, trưởng thôn Yên Sơn, là thành viên Hội đồng tư vấn có trách nhiệm thực thi theo Nghị quyết của HĐND xã Nghĩa Trung.
Vậy, vụ án này có hậu quả không? Đa phần các bị hại đều cho rằng, mình không bị thiệt hại; họ còn yêu cầu tòa xác định tiền mà người dân tự nguyện đóng góp đã được dùng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi xã hội của thôn. Thực tế, các hộ mua đất đã được cấp sổ đỏ. Chỉ còn 8 hộ vì các lý do khác nhau chưa được cấp sổ đỏ nhưng không phải lỗi do ông Tư.
“Việc lập danh sách các hộ dân tự nguyện đóng góp cùng với giá sàn quy định chung một phiếu thu gây nên hiểu lầm trong nhân dân và các cơ quan tố tụng cho rằng vi phạm luật kế toán về ghi thu chi. Chúng tôi cho rằng, CQĐT tự lập lên danh sách mới cho rằng đây là khoản chênh lệch mới thực sự gây hiểu lầm cho dân, làm sai lệch sự thật dẫn đến khởi tố ông Tư, ông Sổ là không khách quan” - luật sư phát biểu.
Một hành vi vi phạm không thể xử lý 2 lần!
Theo quy định, một hành vi vi phạm không thể xử lý 2 lần. Với vụ án này, vi phạm của ông Tư, ông Sổ đã bị UBND xã Nghĩa Trung ra quyết định kỷ luật hành chính (hình thức “cảnh cáo”, “khiển trách”). Sau đó, ngày 16-4-2014, UBND xã này nhận được Công văn số 601/CV-PC46 của CQĐT, CA tỉnh Bắc Giang đề nghị hủy quyết định xử lý kỷ luật đối với các bị cáo. Vì ông Tư, ông Sổ đã chấp hành xong quyết định kỷ luật được hơn 3 năm nên hết thời hiệu, UBND xã không có cơ sở để hủy những nội dung liên quan theo đề nghị của CQCA. Vậy mà, cùng hành vi này, các bị cáo vẫn bị truy tố, xét xử. Điều này đồng nghĩa với việc, một hành vi vi phạm bị xử lý 2 lần.
Luật sư cho rằng, không đủ yếu tố, dấu hiệu cấu thành tội “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ” nên đề nghị HĐXX tuyên bị cáo Tư, Sổ không phạm tội.
Sau khi kéo dài thời gian nghị án, TAND tỉnh Bắc Giang quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung.
Quá trình điu tra, CA tnh Bc Giang đã trưng cu giám đnh “Đơn đ ngh xin cp đt” ca 35 h dân trên và có kết lun giám đnh ca Phòng k thut Hình s, CA tnh Bc Giang kết lun, đơn ca các h Thân Văn To, Thân Văn Hùng, Dương Xuân Trưng, Thân Ngc Hi, Dương Văn M, Thân Văn Li, không phi ch viết và ch ký ca nhng ngưi này trong đơn mà do ông Tư t lp đưa tên h vào.
Ti tòa, ông Tư khai, ti thi đim đó, các h trên có đơn viết tay nhưng không đúng biu mu. H có nh ông viết h nên ông đã làm thay h. Sau đó, các h dân đã không chép li theo mu mà np luôn lên UBND xã. Lý gii v hành vi này ca ông Tư, lut sư Long phân tích, các h trên đã đưc cp s đ nên không có hu qu. Vic làm ca ông Tư cũng xut phát t vic công và phc v nhân dân. Nếu dùng li này đ cáo buc b cáo “lm quyn” là đã đánh giá không công bng, đy đ.
Hoa Đỗ / PL&XH

Hy hữu: Hàng trăm "bị hại" một mực bảo vệ cho bị cáo tại tòa

  00:10 - 25/11/2015   |   Pháp luật Plus

(PL+) - Hơn 100 người đến dự phiên tòa với tư cách là bị hại, tuy nhiên tất cả đều phản đối bản luận tội của VKS và bảo vệ cho hai bị cáo.

Bị hại một mực bảo vệ bị cáo
Bị bắt tạm giam 4 tháng với tội danh “Lạm quyền khi thi hành công vụ”, khi tiến hành đưa vụ án ra xét xử, các bị hại đã có những phản ứng trái chiều với bản luận tội của vị đại diện Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Bắc Giang và cho rằng bị cáo không có tội.
Hơn 100 hộ dân tại xã Nghĩa Trung (huyện Việt Yên, Bắc Giang) sau khi nhận được bản kết luận điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã xác nhận hai bị cáo không có tội mà ngược lại còn có mục đích phát triển bê tông hóa các công trình tại địa phương, phục vụ lợi ích cộng đồng.
Theo đó: Vào ngày 17/11/2015, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Bắc Giang đưa vụ án “Lạm quyền trong thi hành công vụ ra xét xử”, sau 4 ngày tiền hành các trình tự xét xử, cơ quan chức năng đã làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến vụ án.
Hơn 100 hộ dân được cho là bị hại rời phiên tòa sau khi HĐXX tuyên trả lại hồ sơ vụ án.
Hơn 100 h dân đưc cho là b hi ri phiên tòa sau khi HĐXX tuyên tr li h sơ v án.
Đặc biệt, hơn 100 hộ dân được cho là bị hại tại phiên tòa đã “chuyển hướng” bảo vệ cho hai bị cáo, vì cho rằng bị cáo làm là với mục đích phục vụ cộng đồng.
Đồng thời các bị hại yêu cầu HĐXX tuyên vô tội với hai bị cáo, và VKS Nhân dân tỉnh Bắc Giang bác bỏ bản kết tội đối với hai bị cáo này.
Hai bị cáo bị truy tố tội danh “Lạm quyền trong thi hành công vụ” là Thân Văn Tư (Trưởng thôn Yên Sơn) và Nguyễn Đức Sổ (Phó thôn, Kiêm kế toán thôn Yên Sơn).
Bản cáo trạng số 06/KSĐT-KTCV của VKS Nhân dân tỉnh Bắc Giang có nêu: Thân Văn Tư (SN 1960) là trưởng thôn và Nguyễn Đức Sổ (SN 1981) là phó thôn kiêm kế toán thông Yên Sơn, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang các nhiệm kỳ từ 2005 đến 2011.
Hơn 100 là đơn đề nghị khẩn cấp của các hộ dân xã Nghĩa Trung gửi đến Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Giang. 
Hơn 100 là đơn đ ngh khn cp ca các h dân xã Nghĩa Trung gi đến Tòa án Nhân dân tnh Bc Giang. 
Trong các năm 2005 đến 2009 sau khi nhận được các quyết định về việc giao đất ở cho các nhân dân ở thôn Yên Sơn của UBND huyện Việt Yên, Thân Văn Tư đã vượt quá quyền hạn tổ chức họp với các hộ dân để thống nhất chủ trương thu giá đất cao hơn so với giá đất trong quyết định và chi trả tiền bồi thuờng giải phóng mặt bằng cho các hộ dân bị thu hồi đất cao hơn so với mức giá bồi thường trong quyết định của UBND huyện Việt Yên; tự ý tách lô số đất được cấp để tăng số đất bán lấy tiền.
Số tiền chênh lệch đã được nhập vào quỹ thôn để chi tiêu các công việc chung: Xây dựng nhà văn hóa, cứng hóa kênh mương nội đồng, trả lợ cũ…Nguyễn Đức Sổ đã giúp sức đắc lực cho Thân Văn Tư trong việc thực hiện các quyết định trên.
Phạm tội vì thu tiền do người dân tự đóng góp
Tại diễn biến của 4 phiên xét xử diễn ra vào các ngày từ 17 đến ngày 20/11/2015, qua các trình tự xét xử, VKS vẫn giữ nguyên bản luận tội đối với Thân Văn Tư và Nguyễn Đức Sổ.
Tại phần tranh luận, Luật sư bào chữa cho hai bị cáo Thân Văn Tư và Nguyễn Đức Sổ đã có màn đối đáp “này lửa” VKS Nhân dân tỉnh Bắc Giang về việc làm rõ những yếu tố được cho là manh tính chất thiệt hại trong vụ án mà vị đại diện VKS đưa ra kết tội đối với hai bị cáo Thân Văn Tư và Nguyễn Đức Sổ.
Phần phiếu thu ghi hai nội dung, trong đó có phần dân tự đóng góp.
Phn phiếu thu ghi hai ni dung, trong đó có phn dân t đóng góp.
Theo quan điểm bào chữa của luật sư Nguyễn Minh Long, đại diện bào chữa cho hai bị cáo Thân Văn Tư và Nguyễn Đức Sổ nêu, cả hai bị cáo bị truy tố với tội danh “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ”, theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 282 Bộ luật hình sự. Căn cứ vào khoản 1 Điều 282, Bộ luật hình sự 1999 (Sửa đổi bổ sung năm 2009), tội “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ” được định nghĩa như sau:
“Lạm quyền trong thì hành công vụ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình, làm trái công vụ được giao gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân”.
Qua phần định nghĩa về tội danh “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ”, luật sư Nguyễn Minh Long đặt ra câu hỏi, hành vi của các bị cáo đã hội tụ đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm như đã nêu trong định nghĩa hay chưa?.
Danh sách các hộ dân nộp tiền cũng ghi rõ phần tự đóng góp.
Danh sách các h dân np tin cũng ghi rõ phn t đóng góp.
Vị đại diện bào chữa cho hai bị cáo cũng đưa ra quan điểm, việc làm của hai bị cáo Thân Văn Tư và Nguyễn Đức Sổ đối với nhân dân thôn Yên Sơn, xã Nghĩa Trung, không vì vụ lợi, hay động có cá nhân khác mà hoàn toàn vì mong muốn tự nguyện và vì lợi ích của toàn thể nhân dân trong thôn.
Điều này được thể hiện rõ qua các phiếu thu chi được lưu thể hiện số tiền thu đóng góp xây dựng thôn, được kế toán Hoàng Đức Sổ ghi rõ trong các phiếu thu do người dân “tự đóng góp” để tiến hành xây dựng bê tông hóa đường làng, ngõ xóm nhà văn hóa, về hệ thông kênh mương hóa nội đồng.
Bên cạnh đó, trong các Quyết định số 179, về phương án thu tiền đất giãn dân thôn Yên Sơn từ năm 2005 nêu rõ trong phần mức giá thu có trình bãy rõ phần thu giá sàn quy định và một phần do các hộ dân tự nguyện đóng góp để xây dựng nông thôn.
Tại phần tranh luận giữa VKS nhân dân tỉnh Bắc Giang với đại diện bào chữa cho hai bị cáo diễn ra căng thẳng khi vị đại diện VKS cho rằng, hành vi phạm tội của Thân Văn Tư và Nguyễn Đức Sổ đã gây thiệt hại nhất định.
Tuy nhiên, khi phía luật sư yêu cầu vị đại diện VKS chứng minh thiệt hại thì vị đại điện VKS cho rằng “Căn cứ vào các lời khai của bị hại, quan điểm của vị đại diện VKS là những hành vi của hai bị cáo là sai, còn thiệt hại hay không là do nhận thức của người dân”.
“Người dân cho rằng mình không thiệt hại là quyền phủ quyết của mỗi người”. Bên cạnh đó, đại diện VKS cũng xác định có thiệt hại và cho rằng, trong vụ này có hai yếu tố thiệt hại đó là thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần”, đại diện VKS đưa ra quan điểm.
Đưa ra quan điểm bào chữa cho bị cáo, luật sư cho rằng VKS cần căn cứ vào những lời khai xác thực của những người được cho là bị hại tại phiên tòa. Không thể căn cứ vào các lời khai trước đó để kết tội bị cáo, bởi lẽ các lời khai của những người được cho là bị hại tại phiên tòa có giá trị pháp lý cuối cùng nhằm căn cứ, xem xét để HĐXX tuyên án.
Luật sư cũng viện dẫn, cơ quan Cảnh sát điều tra cũng đã đưa ra kết luận về vụ án cho thấy ông Thân Văn Tư không tham ô. Việc ông Tư làm cũng không phải vì lợi ích cá nhân, không phải lợi ích nhóm mà là lợi ích cho cộng đồng.
Luật sư khẳng định trong vụ án này không có bị hại vì không có thiệt hại về vật chất hay tinh thần. Đồng thời vị đại diện bào chữa cho các bị cáo đã yêu cầu HĐXX thay đổi vai trò của những người liên quan đến vụ án tại tòa.
Luật sư khẳng định việc làm của hai bị cáo đã được thông qua bằng các nghị quyết đã được ban hành. Nói về vấn đề lợi ích nhóm, luật sư cho rằng lợi ích nhóm ở đây là lợi ích chung của nhân dân.
Sáng 24/11, hàng trăm người dân xã Nghĩa Trung đã đi quãng đường hàng chục cây số để đến tham dự phiên tòa. Tuy nhiên, với những diễn biến phức tạp của vụ án, trong phiên xét xử sáng ngày 24/11. HĐXX đã thông báo trả hồ sơ để làm rõ các vấn đề liên quan đến vụ án.
Phapluatplus sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về vụ việc.
Văn Đại
Thúy
27-11-2015 07:50 Trả lời2 
theo bài viết, 2 ông này không có tội, ngược lại còn có công với xã hội. Chỉ vì làm trái với trên thôi. Sau vụ án này, còn cần mở thêm vụ án cố tình xử tội người có công với cách mạng nữa. Hoan nghênh công an điều tra đã công minh kết luận "không thâm ô" cho ông Thân
http://www.phapluatplus.vn/lib/comment/img/avatar.png
Lê Hoàng
25-11-2015 22:20 Trả lời3  Vi phạm
Đúng là chuyện hy hữu sao có thể xảy ra lại là Bắc Giang, gần nhà ông Chấn bị oan đấy mà. Tôi đọc bài báo thấy như vậy mà VKS cố tình không hiểu hay vì là do án bị chỉ đạo? Vụ này sao có thể truy tố được? Luật sư Long cần phải mạnh mẽ để bảo vệ quyền lợi cho 2 BC. Đề nghị các cơ quan hữu quan sớm vào cuộc để tránh oan sai cho ông Trưởng Thôn này. Đề nghị Công an, VKS tỉnh Bắc Giang sớm ra quyết định đình chỉ vụ án.
http://www.phapluatplus.vn/lib/comment/img/avatar.png
Người dân Yên Sơn
25-11-2015 22:15 Trả lời6 
Cám ơn nhóm pv báo pháp luật phản ảnh rất thiết thực, tôi là hàng xóm nói lại, Vks không chứng minh Bị Cáo nâng giá và thu chênh lệch giá, VKS thừa nhận Bị cáo động cơ vụ lợi vì tập thể nhân dân trong thôn chứ không phải cá nhân, Luật sư cung cấp Nghị quyết chi bộ thể hiện có sự chỉ đạo của Đảng và Bí thư ở nhiệm kỳ đó, hơn 109 Bị Hại đều phản bác ý kiến của VKS đề nghị HĐXX tuyên các Bị Cáo không phạm tội, Ng dân k phải là Bị hại, Nguyên Đơn là UBND huyện khẳng định k có thiệt hại và k có đơn yêu cầu gì với các bị cáo. 6 hộ dân chia tách thành 8 hộ đồng ý chuyển sang vụ việc hành chính để làm thủ tục cấp sổ đỏ. Các bí thư và đảng viên, Hội phụ nữ, Nguyên chủ tịch UBND xã khẳng định là 2 Bị cáo có báo cáo thường niên cho chi bộ và các cơ quan ban ngành đã thông qua. Tranh luận với VKS không có bị hại, nguyên đơn k yêu cầu, k thiệt hại mà lại có lợi ích cho tập thể nhân dân ủng hộ và tự nguyện đóng góp xây dựng công trình phúc lợi. Đề nghị HĐXX tuyên k phạm tội cho 2 bị cáo.

Trưởng thôn lạm quyền thu chênh lệch để xây công trình phúc lợi

Thứ Ba, 7/4/2015 11:06 GMT+7
(PLO) - Dư luận huyện Việt Yên đang xôn xao trước việc trưởng và phó thôn ở huyện này bị truy tố vì thu chênh lệch trong đấu giá quyền sử dụng đất, nhưng không tư lợi cá nhân mà dùng tiền này để xây các công trình phúc lợi công cộng…

·                                  
Trưởng thôn lạm quyền thu chênh lệch để  xây công trình phúc lợi
Ông Thân Văn Tư bất ngờ khi bị truy tố.
Thỏa thuận thu tiền chênh lệch
Từ năm 2005 đến năm 2009, UBND huyện Việt Yên có 4 quyết định giao đất ở cho nhân dân thôn Yên Sơn, xã Nghĩa Trung. Quá trình thực hiện, ông Thân Văn Tư (SN 1960), Trưởng thôn và ông Nguyễn Đức Sổ (SN 1981), Phó thôn kiêm kế toán thôn Yên Sơn đã họp với các hộ dân để thống nhất chủ trương thu giá đất cao hơn so 
với giá trong quyết định của UBND huyện chênh từ 7 đến 10 triệu đồng/lô và được các hộ đồng ý. Ông Tư cũng đã tự ý tách số đất từ 35 lô được cấp thành 37 lô để tăng số tiền chênh nộp theo thỏa 
thuận nhập vào quỹ thôn. Số tiền mà ban lãnh đạo thôn Yên Sơn thu chênh lệch cao hơn so với 4 quyết định của UBND huyện Việt Yên là hơn 1,1 tỷ đồng. Điều đặc biệt, số tiền thu được đã chi hết cho việc xây dựng các công trình phúc lợi công cộng của thôn như xây nhà văn hóa thôn, cứng hóa kênh mương nội đồng, xây nhà tổ, xây chùa... chứ không hề tư túi cá nhân.
Năm 2010, khi phát hiện sự việc, UBND xã Nghĩa Trung đã kỷ luật ông Tư với hình thức cảnh cáo và ông Sổ với hình thức khiển trách, cấm đảm nhiệm chức vụ. Tuy nhiên, sau đó vì có đơn tố cáo của một vài hộ dân không đồng tình chủ trương và không nộp tiền chênh lệch nên hai ông Tư, Sổ bị điều tra và VKSND tỉnh Bắc Giang truy tố về tội “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điểm C Khoản 2 Điều 282 Bộ luật Hình sự.
Truy tố liệu có hợp lý?
Về nguyên tắc, một hành vi vi phạm hành chính đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt, nếu sau này phát hiện hành vi đó có dấu hiệu tội phạm phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng phải huỷ quyết định xử phạt hành chính trước đây rồi mới chuyển hồ sơ vi phạm đến cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự.
 Về vấn đề này, lãnh đạo UBND xã Nghĩa Trung cho biết: UBND xã  không hủy quyết định kỷ luật với ông Tư và ông Sổ vì hết thời hạn do ông Tư và ông Sổ đã chấp hành xong quyết định kỷ luật. Ông Tư và ông Sổ đã không được giữ chức vụ Trưởng thôn và Phó thôn cũng như không tham gia bất kỳ hoạt động nào của thôn, xã kể từ thời điểm đó. 
Quan điểm về vụ việc, TS. Lê Đăng Doanh, giảng viên Đại học Luật Hà Nội cho rằng để truy tố theo Điều 282 Bộ luật Hình sự phải chứng minh được bị can phạm tội vì động cơ vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác và hành vi vi phạm đã gây ra hậu quả làm thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội, hoặc quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân thì mới bị coi là tội phạm theo điều luật này. 
Thực tế, hồ sơ vụ án cũng thể hiện ông Tư không tăng giá đất hay tăng số tiền giao đất, bồi thường vượt quá mức giá của UBND huyện Việt Yên. Khi có quyết định của UBND huyện, ông Tư đã thông báo công khai toàn bộ nội dung văn bản này, các hộ dân đều biết rõ mức giá sàn mà UBND huyện đã quy định và đồng ý tự nguyện nộp thêm một khoản tiền để lấy kinh phí cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trả nợ cũ và một số hoạt động chung theo chủ trương của toàn thể nhân dân trong thôn. Các hộ dân đã ký nộp và xác nhận vào bảng kê có 2 cột ghi rõ số tiền nộp theo “giá sàn quy định” và cột “tự nguyện đóng góp”. Các hộ dân cũng đã có giấy xác nhận số tiền đã tự nguyện để công đức xây dựng, đổi mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng của thôn. 
Ông Tư và ông Sổ đã thực hiện nhiệm vụ của mình theo sự chỉ đạo và thống nhất của Ban lãnh đạo thôn, đồng thời có báo cáo công việc cũng như minh bạch các số liệu tài chính trước UBND xã, Chi bộ thôn, tập thể quân dân chính. Nhưng ở đây, cáo trạng của VKSND tỉnh Bắc Giang cũng không thể hiện được việc ông Tư và ông Sổ có vụ lợi hay động cơ cá nhân trong việc thu, chi số tiền thỏa thuận chênh lệch nói trên, hay gây thiệt hại cho Nhà nước và cá nhân trong việc này. Do đó, việc truy tố đối với ông Tư, ông Sổ cần được phải xem xét hợp lý hơn. 
Nguyên Viện trưởng VKSND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Việt Hùng: “Quan điểm cá nhân tôi nhiều năm công tác trong ngành, về vụ việc này để truy tố theo Điều 282 bắt buộc phải thỏa mãn các điều kiện sau: Phải vì động cơ cá nhân hoặc vụ lợi.
Theo tôi, phải đi sâu vào xem xét, chứng minh việc trong quá trình thực hiện hành vi mà cơ quan điều tra cho rằng có dấu hiệu phạm tội, bản thân người bị khởi tố ấy có động cơ cá nhân không và trách nhiệm chứng minh điều này phải là cơ quan điều tra, không phải là trách nhiệm của bị can. Trưởng thôn ở vụ án này, sai thì có sai nhưng có đến mức xử lý hình sự hay không lại là vấn đề khác. Phải xem xét đó có phải là chủ trương của cấp ủy thôn hay không vì trưởng thôn chỉ là người thi hành nghị quyết đó. Người dân có được bàn chủ trương đó và tự nguyện đóng góp công đức hay không? Nếu không có các yếu tố như trên thì phải xem động cơ là gì, có vụ lợi cá nhân và thiệt hại xảy ra hay không, nếu có mới đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự”.
Chuyên mục Bạn đọc của Báo Pháp luật Việt Nam tiếp nhận tất cả những đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo của độc giả có căn cứ và theo đúng quy định của pháp luật...Chúng tôi sẽ hồi âm sớm nhất đến bạn đọc.
Mọi kiến nghị, phản ánh gọi vào số: 0944 988 788 hoặc gửi qua hòm thư: baodientuphapluat@gmail.com

 Chia sẻ
Sông La

Bắc giang: Cựu trưởng thôn hầu tòa, bị hại đồng loạt bỏ ra ngoài khi VKS đọc cáo trạng

Pháp Luật Plus 13/07/2017 09:44 GMT+7
Trong nhiều năm qua, sau nhiều lần hoãn tòa, điều tra bổ sung. Khiến ông trưởng, phó thôn vô cùng mệt mỏi.
Ngày 12/7, TAND tỉnh Bắc Giang mở phiên xét xử đối với 2 bị cáo Thân Văn Tư, SN 1960, vốn là trưởng thôn Yên Sơn; ông Nguyễn Đức Sổ, SN 1981, là phó thôn kiêm kế toán thôn Yên Sơn, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, nhiệm kỳ 2005 - 2011. Cả hai cùng bị truy tố về tội “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ”.
Bac giang: Cuu truong thon hau toa, bi hai dong loat bo ra ngoai khi VKS doc cao trang - Anh 1
Ông Thân Văn Tư khẳng định bản thân mình không lạm quyền để làm những điều sai trái pháp luật.
Được biết, trong suốt 6 năm, chặng đường dài với những lần hoãn tòa, điều tra bổ sung khiến ông trưởng thôn và phó thôn vô cùng mệt mỏi. Họ kêu oan và chờ đợi HĐXX sẽ ra phán quyết sáng suốt.
Ngay sau khi mở tòa, đồng loạt những bị hại trong vụ án có ý kiến xin chủ tọa phiên tòa thay đổi vị đại diện VKS giữ quyền công tố tại tňa. Bởi, họ cho rằng không đồng tình với cáo trạng mà vị đại diện này nêu ra các phiên xử trước đó.
Tuy nhiên, chủ tọa phiên tòa cho rằng vị đại diện VKS giữ quyền công tố tại phiên tòa là đúng pháp luật. Không cần thiết phải thay đổi VKS.
Sau đó, khi mà vị đại diện VKS đứng lên công bố cáo trạng thì đồng loạt người dân là những bị hại trong vụ án bỏ đi ra ngoài. Họ cho rằng: "Không cần nghe lại bản cáo trạng nữa vì nghe nhiều, thuộc nội dung cáo trạng VKS rồi".
Nội dung bản cáo trạng nêu, trong các năm 2005 đến 2009, UBND xã Nghĩa Trung lập hồ sơ xin giao đất để làm nhà ở cho nhân dân thôn Yên Sơn. UBND xã, phòng chuyên môn của huyện Việt Yên trình và UBND huyện Việt Yên có quyết định giao đất ở cho nhân dân thôn Yên Sơn.
Ông Tư bị buộc tội, vượt quá quyền hạn của trưởng thôn, tổ chức họp để thu giá đất cao hơn so với giá đất có trong quyết định và chi trả tiền bồi thường GPMB cho các hộ dân bị mất đất cao hơn so với mức giá bồi thường có trong quyết định; tự làm đơn xin cấp đất đứng tên các hộ dân trong thôn để làm hồ sơ cấp đất bán thu tiền chênh lệch; tách 6 lô đất trong quyết định giao đất thành 8 lô để thu thêm tiền.
Số tiền chênh lệch, tiền thu thêm được nhập vào quỹ thôn để chi tiêu các công việc chung (xây dựng nhà văn hóa, cứng hóa kênh mương nội đồng, trả nợ cũ…).
Bị cáo Sổ được cho là đồng phạm giúp sức và tổng số tiền các cơ quan tố tụng kết luận, hai người đã “thu chênh” hơn 1,1 tỷ đồng. Số tiền này đều nhập vào quỹ thôn để chi phí chung.
Các ông Dương Đức An, nguyên bí thư chi bộ; Thân Hồng Quyết, nguyên bí thư chi bộ thôn Yên Sơn; Thân Văn Phố, nguyên phó thôn Yên Sơn bị kiểm điểm, yêu cầu nghiêm túc rút kinh nghiệm.
CQĐT cũng cho rằng, số tiền gần 150 triệu đồng còn thiếu, chưa nộp vào ngân sách Nhà nước, đề nghị UBND huyện Việt Yên cử đại diên tham gia tố tụng để giải quyết.
Sau khi nghe nội dung bản cáo trạng mà vị đại diện VKS công bố. Trình bày trước tòa, bị cáo Thân Văn Tư không đồng tình với những gì mà cáo trạng nêu.
Bị cáo trình bày, bản thân là một trưởng thôn luôn tuân thủ mọi đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, không có chuyện lạm dụng quyền để làm sai trái những quy định trên.
Bị cáo cho rằng: mình bị oan ức, chính bản thân mình mới là người bị hại.
Một điều hiếm thấy ở phiên tòa xét xử Thân Văn Tư, khi các bị cáo phải hầu tòa, các bị hại phải lớn tiếng yêu cầu bị cáo bồi thường.
Nhưng tại phiên tòa này, ngay phần làm thủ tục, đông đảo các bị hại khẳng định, họ không thiệt hại gì và yêu cầu HĐXX xác định lại tư cách của mình.
Ngay cả nguyên đơn dân sự (đại diện cho UBND huyện Việt Yên là ông Nguyễn Xuân Điệp) cũng cho hay, không bị thiệt hại, không đề nghị xử lý 2 bị cáo.
Phiên tòa tiếp tục được xét xử trong nhiều ngày tiếp theo.
Phapluatplus sẽ tiếp tục thông tin
Duy Khương

Bắc giang: Cựu trưởng thôn hầu toà, bị hại đồng loạt bỏ ra ngoài khi VKS đọc cáo trạng

  09:44 - 13/07/2017   |  

(PL+) - Trong nhiều năm qua, sau nhiều lần hoãn toà, điều tra bổ sung. Khiến ông trưởng, phó thôn vô cùng mệt mỏi.

Ngày 12/7, TAND tỉnh Bắc Giang mở phiên xét xử đối với 2 bị cáo Thân Văn Tư, SN 1960, vốn là trưởng thôn Yên Sơn; ông Nguyễn Đức Sổ, SN 1981, là phó thôn kiêm kế toán thôn Yên Sơn, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, nhiệm kỳ 2005 - 2011. Cả hai cùng bị truy tố về tội “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ”.
Ông Thân Văn Tư khẳng định bản thân mình không lạm quyền để làm những điều sai trái pháp luật. 
Ông Thân Văn Tư khng đnh bn thân mình không lm quyn đ làm nhng điu sai trái pháp lut. 
Được biết, trong suốt 6 năm, chặng đường dài với những lần hoãn tòa, điều tra bổ sung khiến ông trưởng thôn và phó thôn vô cùng mệt mỏi. Họ kêu oan và chờ đợi HĐXX sẽ ra phán quyết sáng suốt.
Ngay sau khi mở toà, đồng loạt những bị hại trong vụ án có ý kiến xin chủ toạ phiên toà thay đổi vị đại diện VKS giữ quyền công tố tại toà. Bởi, họ cho rằng không đồng tình với cáo trạng mà vị đại diện này nêu ra các phiên xử trước đó.
Tuy nhiên, chủ tọa phiên toà cho rằng vị đại diện VKS giữ quyền công tố tại phiên toà là đúng pháp luật. Không cần thiết phải thay đổi VKS.
Sau đó, khi mà vị đại diện VKS đứng lên công bố cáo trạng thì đồng loạt người dân là những bị hại trong vụ án bỏ đi ra ngoài. Họ cho rằng: "Không cần nghe lại bản cáo trạng nữa vì nghe nhiều, thuộc nội dung cáo trạng VKS rồi".
Nội dung bản cáo trạng nêu, trong các năm 2005 đến 2009, UBND xã Nghĩa Trung lập hồ sơ xin giao đất để làm nhà ở cho nhân dân thôn Yên Sơn. UBND xã, phòng chuyên môn của huyện Việt Yên trình và UBND huyện Việt Yên có quyết định giao đất ở cho nhân dân thôn Yên Sơn.
Ông Tư bị buộc tội, vượt quá quyền hạn của trưởng thôn, tổ chức họp để thu giá đất cao hơn so với giá đất có trong quyết định và chi trả tiền bồi thường GPMB cho các hộ dân bị mất đất cao hơn so với mức giá bồi thường có trong quyết định; tự làm đơn xin cấp đất đứng tên các hộ dân trong thôn để làm hồ sơ cấp đất bán thu tiền chênh lệch; tách 6 lô đất trong quyết định giao đất thành 8 lô để thu thêm tiền.
Số tiền chênh lệch, tiền thu thêm được nhập vào quỹ thôn để chi tiêu các công việc chung (xây dựng nhà văn hóa, cứng hóa kênh mương nội đồng, trả nợ cũ…).
Bị cáo Sổ được cho là đồng phạm giúp sức và tổng số tiền các cơ quan tố tụng kết luận, hai người đã “thu chênh” hơn 1,1 tỷ đồng. Số tiền này đều nhập vào quỹ thôn để chi phí chung.
Các ông Dương Đức An, nguyên bí thư chi bộ; Thân Hồng Quyết, nguyên bí thư chi bộ thôn Yên Sơn; Thân Văn Phố, nguyên phó thôn Yên Sơn bị kiểm điểm, yêu cầu nghiêm túc rút kinh nghiệm.
CQĐT cũng cho rằng, số tiền gần 150 triệu đồng còn thiếu, chưa nộp vào ngân sách Nhà nước, đề nghị UBND huyện Việt Yên cử đại diên tham gia tố tụng để giải quyết.
Sau khi nghe nội dung bản cáo trạng mà vị đại diện VKS công bố. Trình bày trước toà, bị cáo Thân Văn Tư không đồng tình với những gì mà cáo trạng nêu.
Bị cáo trình bày, bản thân là một trưởng thôn luôn tuân thủ mọi đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, không có chuyện lạm dụng quyền để làm sai trái những quy định trên.
Bị cáo cho rằng: mình bị oan ức, chính bản thân mình mới là người bị hại.
Một điều hiếm thấy ở phiên toà xét xử Thân Văn Tư, khi các bị cáo phải hầu tòa, các bị hại phải lớn tiếng yêu cầu bị cáo bồi thường.
Nhưng tại phiên tòa này, ngay phần làm thủ tục, đông đảo các bị hại khẳng định, họ không thiệt hại gì và yêu cầu HĐXX xác định lại tư cách của mình.
Ngay cả nguyên đơn dân sự (đại diện cho UBND huyện Việt Yên là ông Nguyễn Xuân Điệp) cũng cho hay, không bị thiệt hại, không đề nghị xử lý 2 bị cáo.
Phiên toà tiếp tục được xét xử trong nhiều ngày tiếp theo.
Phapluatplus sẽ tiếp tục thông tin

Duy Khương

Cựu trưởng thôn kêu oan vì cho rằng không… “tự ý”

http://assets.phapluatxahoi.vn/img/print.gif

13:55 ngày 25/07/2017
·                                  
·                                  
(PL&XH) - Vụ án của cựu trưởng thôn Thân Văn Tư kéo dài hơn 6 năm vẫn chưa có hồi kết vì bị cáo kêu oan…
Bị hại đòi thay đổi tư cách tố tụng
Ông Thân Văn Tư, SN 1960, trưởng thôn Yên Sơn; ông Nguyễn Đức Sổ, SN 1981, phó thôn kiêm kế toán thôn Yên Sơn, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, nhiệm kỳ 2005 - 2011, bị cáo buộc “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ”. Dù phiên tòa sơ thẩm diễn ra tháng 11-2016, HĐXX sơ thẩm của TAND tỉnh Bắc Giang tiếp tục trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung vì một số tình tiết chưa rõ ràng nhưng quá trình điều tra lại, VKSND tỉnh Bắc Giang vẫn giữ quan điểm truy tố. Theo đó, đại diện VKSND tỉnh Bắc Giang khẳng định, trong các năm 2005 đến 2009, UBND xã Nghĩa Trung lập hồ sơ xin giao đất để làm nhà ở cho nhân dân thôn Yên Sơn. UBND xã, phòng chuyên môn của huyện Việt Yên trình và UBND huyện Việt Yên có quyết định giao đất ở cho nhân dân thôn Yên Sơn.
Bị cáo Tư bị buộc tội, vượt quá quyền hạn của trưởng thôn, tổ chức họp để thu giá đất cao hơn so với giá đất có trong quyết định và chi trả tiền bồi thường GPMB cho các hộ dân bị mất đất cao hơn so với mức giá bồi thường có trong quyết định; tự làm đơn xin cấp đất đứng tên các hộ dân trong thôn để làm hồ sơ cấp đất bán thu tiền chênh lệch; tách 6 lô đất trong quyết định giao đất thành 8 lô để thu thêm tiền. Số tiền chênh lệch, tiền thu thêm được nhập vào quỹ thôn để chi tiêu các công việc chung (xây dựng nhà văn hóa, cứng hóa kênh mương nội đồng, trả nợ cũ…). Bị cáo Sổ được cho là đồng phạm giúp sức và tổng số tiền các cơ quan tố tụng kết luận, hai người đã “thu chênh” hơn 1,1 tỷ đồng. Số tiền này đều nhập vào quỹ thôn để chi phí chung. Các ông Dương Đức An, nguyên bí thư chi bộ; Thân Hồng Quyết, nguyên bí thư chi bộ thôn Yên Sơn; Thân Văn Phố, nguyên Phó thôn Yên Sơn bị kiểm điểm. CQĐT cũng cho rằng, số tiền gần 150 triệu đồng chưa nộp vào ngân sách Nhà nước, đề nghị UBND huyện Việt Yên cử đại diện tham gia tố tụng để giải quyết.
Đáng chú ý, từ bí thư, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Trung, các đoàn thể như Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Ban chấp hành Hội người Cao tuổi, Hội nông dân… thôn Yên Sơn đều cho rằng: “Những việc làm của ông Thân Văn Tư khi là trưởng thôn đương nhiệm cùng ban lãnh đạo thôn đã triển khai thực hiện công việc theo nghị quyết của chi bộ thôn, xã và họp công khai với dân nên được sự đồng thuận, nhất trí cao của nhân dân”. Đặc biệt, tại phiên tòa lần này, các đương sự đều đề nghị HĐXX thay đổi tư cách tham gia tố tụng của họ, chuyển từ nguyên đơn, người bị hại sang vai trò người làm chứng.
Đại diện cho UBND huyện Việt Yên là ông Nguyễn Xuân Điệp cũng cho hay, không bị thiệt hại, không đề nghị xử lý 2 bị cáo. Khi không đồng ý với cáo trạng đã quy kết với 2 bị cáo, nhiều bị hại đã bỏ ra ngoài phản đối.
IMG_20170713_170233
Bị cáo Tư, Sổ tiếp tục kháng cáo... ẢNH:HOA ĐỖ

Không gây hậu quả?
Bào chữa cho bị cáo, luật sư Nguyễn Minh Long, Nguyễn Trung Tiệp phân tích, động cơ phạm tội của người lạm quyền trong khi thi hành công vụ là dấu hiệu bắt buộc. Thực tế ở vụ án này, ông Đặng Hữu Trí, nguyên Chủ tịch UBMTTQ xã Nghĩa Trung nhiệm kỳ từ năm 2003 – 2013 có ý kiến: “Các thôn ở xã Nghĩa Trung đều thực hiện việc nhân dân tự nguyện đóng góp để xây dựng các công trình phúc lợi từ năm 2003. Việc thôn Yên Sơn triển khai thực hiện việc nhân dân tự nguyện đóng góp khi có các quyết định giao đất là phù hợp với Nghị quyết xã và nghị quyết của chi bộ thôn… Việc này hoàn toàn có sự bàn bạc để triển khai thực hiện và nhân dân là người được hưởng lợi từ các công trình phúc lợi đem lại”.
Ông Thân Văn Thế, thành viên của Hội người cao tuổi thôn Yên Sơn cũng cho biết: “Tôi có tham gia các cuộc họp chi bộ Đảng. Khi Đảng đưa ra chủ trương trình chi bộ thôn để triển khai thực hiện thì chi bộ thông qua Nghị quyết. Sau đó triển khai họp mở rộng quân dân chính Đảng với đầy đủ thành phần tham dự. Trước đó năm 2003, ông Thân Nhân Quyền làm Trưởng thôn và chi bộ Đảng thôn Yên Sơn chúng tôi cũng đã thực hiện việc để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng trong thôn”. Ý kiến của họ phù hợp với lời khai tại phiên tòa lần này của bị cáo Tư, Sổ khi các bị cáo trả lời HĐXX về quy trình hướng dẫn của xã: “Cấp ủy cùng trưởng phó thôn báo cáo các cuộc họp chi bộ thôn. Sau khi chi bộ có chủ trương, nghị quyết thì trưởng, phó thôn triển khai các cuộc họp quân dân chính, cuộc họp mở rộng với dân, được phát trên lao truyền thanh của thôn”.
Việc làm sai của bị cáo Tư, Sổ đã được UBND xã Nghĩa Trung xử lý kỷ luật bằng hình thức “cảnh cáo” và “khiển trách”. Theo Quyết định số 53/QĐ-UBND của UBND xã Nghĩa Trung ngày 10-5-2010 về việc xử lý kỷ luật cán bộ. Như vậy, họ đã bị xử lý kỷ luật thì việc VKSND tỉnh Bắc Giang truy tố theo tình tiết định khung “phạm tội nhiều lần” là không có căn cứ.
Vậy, việc làm của các bị cáo có “gây hậu quả nghiêm trọng” không? Ông Hoàng Du Khánh, nguyên Chủ tịch UBND xã Nghĩa Trung cho biết: “Nghĩa vụ tài chính của thôn đã thực hiện đủ. Vì đủ thì mới tiến hành giao đất không thì quyết định sẽ bị treo”. Ông Nguyễn Xuân Điệp, đại diện UBND huyện Việt Yên cũng khẳng định, đến nay thôn Yên Sơn đã nộp đủ nghĩa vụ tài chính thậm chí còn thừa hơn 100.000 đồng. Các hộ trong thôn đã được cấp sổ đỏ chỉ còn riêng chỗ Cổ Đèo chưa được cấp, do các hộ đó bị thu hẹp lại diện tích nhưng họ không đóng tiền để đo đạc nên xã không làm tờ trình lên huyện để cấp sổ đỏ cho các hộ. Việc tách 6 lô thành 8 lô nếu các hộ không giải quyết được thì có thể thu hồi.
Luật sư Long nói, quá trình điều tra bổ sung, CA tỉnh Bắc Giang không xác định được quyển sổ nghị quyết của chi bộ, sổ họp quân dân chính của thôn Yên Sơn đang ở đâu, do ai quản lý nên không thu giữ được những quyển sổ này. Đây là một tài liệu rất quan trọng, chứng minh việc bị cáo Tư, Sổ làm và thực hiện đều theo ý kiến của tập thể có sự chỉ đạo của cấp ủy đảng trong thôn và cấp trên là đảng ủy và UBND xã Nghĩa Trung.
Tại biên bản đối chất ngày 30-3-2017 giữa ông Đào Duy Hoan nguyên là điều tra viên thuộc cơ quan CSĐT, CA huyện Việt Yên với ông Thân Hồng Quyết, nguyên là bí thư chi bộ thôn Yên Sơn, khẳng định: “Đến khoảng lần thứ 3 hoặc thứ 4 thì anh Hoan yêu cầu tôi cung cấp sổ nghị quyết của chi bộ thôn Yên Sơn cho anh Hoan. Sau đó, tôi về Đảng ủy xã Nghĩa Trung gặp anh Nguyễn Mạnh Tiến, Bí thư Đảng ủy xã, để báo cáo và nhờ anh Tiến tìm và cung cấp sổ ghi nghị quyết chi bộ thôn Yên Sơn. Anh Tiến có đưa cho tôi một sổ nghị quyết chi bộ thôn Yên Sơn từ năm 2005 – 2009 (vì năm 2009 Đảng ủy xã thu), đặc điểm loại sổ màu xanh”. Tại phiên tòa sơ thẩm tháng 11-2016, ông Dương Đức An cũng thừa nhận: “Sổ nghị quyết tôi có được nhận từ ông Quyết năm 2008, hình màu xanh. Sau đó Đảng ủy xã có thu hồi lại để thay sổ khác. Sổ nghị quyết dày, nội dung về phát triển kinh tế xây dựng cơ sở”.
Luật sư Tiệp cho biết thêm, ban đầu bị cáo Tư, Sổ bị truy tố về việc tự ý nâng giá đất thể hiện qua phiếu thu chênh lệch do cơ quan điều tra lập lên. Sau thì xoay sang việc tự ý tách 6 lô sang thành 8 lô đất rồi bị chuyển sang điều tra về việc có có tự ý đưa tên, viết hộ và ký hộ những người có tên trong quyết định giao đất không. Nhưng kết luận điều tra bổ sung và kết quả tranh tụng tại tòa cho thấy, hai người không có động cơ vụ lợi hay động cơ cá nhân khác vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ được giao gây thiệt hại. Thực tế, người dân không bị thiệt hại gì mà họ đang được hưởng lợi từ những công trình phúc lợi do mình đóng góp xây dựng như: Nhà văn hóa, đường bê tông, điện đường, trường trạm, kênh mương...
Các luật sư đề nghị tòa tuyên bị cáo Tư, Sổ không phạm tội. Dù vậy, vừa qua, HĐXX sơ thẩm của TAND tỉnh Bắc Giang vẫn tuyên phạt bị cáo Tư 30 tháng tù, Sổ 12 tháng tù; mức án thấp hơn nhiều đề nghị của VKSND tỉnh Bắc Giang. Vì lẽ đó, hai bị cáo sẽ kháng cáo để yêu cầu TAND cấp cao tại Hà Nội xem xét lại toàn bộ vụ án.
Ti biên bn phiên tòa, ông Nguyn Xuân Đip, Trưng phòng TN-MT ca huyn Vit Yên nhn đnh: “Chc năng, nhim v ca ban lãnh đo thôn là giúp UBND xã. Các ông này (b cáo Tư, S - PV) không có trách nhim gì v vic thiết lp h sơ và giao đt mà trách nhim thuc v UBND xã.
Hoa Đỗ / PL&XH


Nhận xét

Bài đăng phổ biến