Vụ án tội cướp giật bánh mỳ trị giá 35.000đ tại TPHCM và cướp giật mũ trị giá 60.000đ của các em học sinh tại TP Hải Phòng

Nội dung cáo trạng được báo chí đưa thông tin về vụ việc cướp bánh mỳ 45.000đ bị khởi tố tại TPHCM. Bản chất không khác gì vụ mấy em học sinh ở huyện Tiên Lãng bị khởi tố về tội Cướp giật tài sản mấy chiếc mũ giá 60.000đ đã được Luật sư Nguyễn Minh Long tham gia bào chữa cho các em học sinh đó tại tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng.
===============
TAND Q.Thủ Đức, TP.HCM sắp đưa ra xét xử vụ án cướp giật tài sản với 2 bị can là Ôn Thành Tân (SN 1998, ngụ Q.9) và Nguyễn Hoàng Tuấn (SN 1998, ngụ huyện Củ Chi).
Tuấn đang trốn lệnh truy nã của công an huyện Củ Chi từ tháng 8/2015 đến nay về hành vi “trộm cắp tài sản”. Trước đó Tuấn cũng bị công an Q.9 xử phạt hành chính về hành vi này.
Cáo trạng truy tố cho hay, sau khi chơi game thâu đêm tại một tiệm Internet ở Q.9, 10h sáng 18/10/2015 Tuấn và Tân chở nhau bằng xe máy đến quán ăn ở Q.Thủ Đức để xin việc làm. Dọc đường, vì đói nhưng không có tiền nên cả 2 rủ nhau đi cướp giật bánh ở 1 tiệm bánh mì.
Tại tiệm tạp hóa Gia Huy (đường Tô Vĩnh Diện, KP.5, P.Linh Chiểu, Q.Thủ Đức), cả 2 ngồi trên xe, yêu cầu chủ tiệm là chị Lại Thị Y bán cho 2 bịch chuối sấy, 1 ổ bánh mì, 1 bịch đậu phộng rang muối, 1 bịch me trộn đường… Chị Y cho tất cả vào 1 túi nilong, đi ra định giao hàng cho khách thì Tuấn ngồi sau giật lấy, còn Tân phóng xe định tẩu thoát.
Chị Y truy hô, quần chúng truy đuổi, bắt giữ được cả 2 đối tượng giao cho cơ quan công an xử lý.
Cáo trạng cũng xác định, số tài sản mà bộ đôi cướp giật có giá 45 ngàn đồng. Cáo trạng còn nói hành vi của Tuấn và Tân thuộc trường hợp dùng thủ đoạn nguy hiểm, bị đề nghị truy tố theo khoản 2 điều 136 bộ luật Hình sự, có khung hình phạt từ 3-10 năm tù.
Sự việc nêu trên đang có những thắc mắc trong dư luận chỉ vì đói mà cướp giật bánh mỳ để ăn cũng bị phạm tội và trở thành dấu hỏi???
- Việc truy tố hai bị cáo cướp giật với tài sản trị giá 45 ngàn đồng theo khoản 2 điều 136 là có quá nặng? Đặc biệt là hai bị cáo đang tuổi vị thành niên
- Động cơ của hai bị cáo là do đói nên mới nảy sinh cướp giật, vậy truy cứu trách nhiệm hình sự đã ổn chưa? (Lưu ý một chút là thằng tuấn đang bị truy nã, còn Tân thì như báo chí thông tin là chưa có tiền án, tiền sự).
- Tình tiết tăng nặng đối với hai bị cáo là "dùng thủ đoạn nguy hiểm" - sử dụng xe máy. Vậy áp dụng tình tiết này liệu có phù hợp.
=========================
Luật sư tư vấn online:
1.Việc truy tố hai bị cáo cướp giật với tài sản trị giá 45 ngàn đồng theo khoản 2 điều 136 là có quá nặng? Đặc biệt là hai bị cáo đang tuổi vị thành niên?
Tại khoản 2 Điều 136 Bộ luật Hình sự về tội Tội cướp giật tài sản có quy định:
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
h) Gây hậu quả nghiêm trọng.
Lúc hai bạn trẻ thực hiện hành vi cướp giật của mình có sử dụng phương tiện xe máy tức là có dùng thủ đoạn nguy hiểm. Hơn nữa, Tội cướp giật được cấu thành về hình thức thì không cần xác định hậu quả xảy ra hoặc giá trị là bao nhiêu, việc sử dụng phương tiện chính là dùng thủ đoạn nguy hiểm. Nên tòa án căn cứ như vậy là đúng với quy định của pháp luật.
Thứ hai, căn cứ vào Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự có quy định:
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Hai bạn trẻ trên đều sinh năm 1998 thì tới nay đã tuổi để chịu mọi trách nhiệm về hình sự cho hành vi của mình.
2. Động cơ của hai bị cáo là do đói nên mới nảy sinh cướp giật, vậy truy cứu trách nhiệm hình sự đã ổn chưa? (Lưu ý một chút là thằng tuấn đang bị truy nã, còn Tân thì như báo chí thông tin là chưa có tiền án, tiền sự)?
Theo luật hình sự Việt Nam hiện hành thì cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu có tính chất đặc trưng chung cho một loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Có hai nhóm dấu hiệu CTTP là:
+ Nhóm các dấu hiệu không bắt buộc của CTTP: chỉ có ở những tội phạm cụ thể được quy định trông luật hính sự chứ không bắt buột có ở mọi tội phạm. bao gồm:
- Hậu quả của tội phạm;
- Động cơ, mục đích của tội phạm;
- Dấu hiệu đặc biệt của chủ thể đặc biệt.
+ Nhóm các dấu hiệu bắt buộc của CTTP: gồm có:
- Khách thể của tội phạm
- Mặt khách quan của tội phạm
- Mặt chủ quan của tội phạm
- Chủ thể của hành vi tội phạm
Các dấu hiệu bắt buộc CTTP là một nội dung quan trọng nhất trong việc xác định tội phạm, nó tổng hợp những yếu tố cấu thành nên một tội phạm mà nếu thiếu một trong những yếu tố này thì hành vi sẽ không cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, việc quy định về cấu thành tội phạm cũng như các yếu tố cấu thành tội phạm mới chỉ là bước đầu tiên có ý nghĩa xác định tội phạm, mục đích xa hơn nữa của pháp luật hình sự là phải quy định biện pháp xử lý đối với tội phạm đó. Nói cách khác, đó là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm.
Về Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng;
b) Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;
c) Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng;
d) Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên một năm tù, thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ
Như vậy, việc Tuấn đang trốn truy nã, thì khi bị thời hiệu truy cứu trách nhiệm kể từ khi Tuấn bị bắt giữu hoặc ra đầu thú.
3. Tình tiết tăng nặng đối với hai bị cáo là "dùng thủ đoạn nguy hiểm" - sử dụng xe máy. Vậy áp dụng tình tiết này liệu có phù hợp?
Thủ đoạn nguy hiểm là những phương pháp, kế hoạch nguy hiểm mà người phạm tội áp dụng đối với người bị hại nhằm thực hiện hành vi chiếm đoạt của mình
Thông tư liên tịch 02/2001/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP có nêu: "Dùng thủ đoạn nguy hiểm" quy định tại điểm d khoản 2 Điều 136 BLHS là dùng thủ đoạn để cướp giật tài sản mà nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của người bị hại hoặc của người khác như dùng xe mô tô, xe máy để thực hiện việc cướp giật tài sản; cướp giật của người đang đi mô tô, xe máy... Cần chú ý là trong trường hợp dùng thủ đoạn nguy hiểm để cướp giật tài sản mà gây ra hậu quả nghiêm trọng, thì phải áp dụng cả hai tình tiết định khung hình phạt quy định tại các điểm d và h khoản 2 Điều 136 BLHS.
Như vậy, những đối tượng sử dụng xe máy để cướp giật tài sản sẽ bị xử lý theo khoản 2, Điều 136 Bộ luật hình sự và mức hình phạt sẽ từ 3 năm đến 10 năm tù là theo quy định của pháp luật.
Chính vì thế tại phiên tòa, căn cứ theo hồ sơ bút lục, căn cứ theo lời khai và diễn biến phiên tòa,
Căn cứ tính chất mức độ của vụ án, cũng như xét về nhân thân phạm tội của bị can, bị cáo trong các giai đoạn điều tra, truy tố cho đến xét xử. HĐXX áp dụng các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trong đó tội cướp giật tài sản được quy định tại khoản 2 điều 136 BLHS để áp dụng hình phạt.
Luật sư giỏi tranh tụng - http://www.vanphongluatsu.com.vn/luat-su-bao-chua/
Tổng đài tư vấn 1900 599 979

Nhận xét

Bài đăng phổ biến