Tư vấn luật trực tuyến việc đốn 6.700 cây xanh ở Hà Nội

Tư vấn luật trực tuyến việc đốn 6.700 cây xanh ở Hà Nội

Câu hỏi của Người dân tại Hà nội đối với Luật sư tư vấn luật online:
Hiện nay việc đốn 6.700 cây tại Hà nội
đang có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này. Theo quy định tại Điều
14. Chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị
1. Điều kiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị:
a) Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm.
b) Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn.
Có ý kiến cho rằng Hà nội đang làm trái
quy định của pháp luật trong việc đốn hạ các cây xanh trên, luật sư nhận
định ntn về sự việc này?.
Câu 1: Với những trường hợp được quy
định tại điều 14 về Chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị. Với những cây
không thuộc những điều kiện trên nhưng vẫn bị đơn vị chức năng chặt hạ
thì sẽ bị xử lý thế nào?
Trả Lời của Ban luật sư Hà Nội nghiên cứu tư vấn luật trực tuyến:
Sở Xây dựng Hà Nội đang triển khai thực
hiện đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường phố đã được
UBND thành phố thông qua. Cụ thể, sẽ có 6.700 cây xanh trên tổng số gần
30.000 cây xanh tại 10 quận nội thành của Hà Nội bị đốn hạ, thay thế từ
tháng 3/2015.
Trong những ngày gần đây, việc triển
khai chặt hạ nhiều cây xanh trên các tuyến phố đang tạo ra dư luận trái
chiều trong nhân dân thủ đô
Kiến nghị tạm dừng việc chặt hạ cây một
thời gian để người dân tự kiểm tra có đúng 6.700 cây đó là thuộc diện
cần loại, thay hay không, người dân không phản đối việc đốn hạ cây vì
những lý do bất khả kháng như cây nguy hiểm, bị cong, hỏng, dễ đổ, dễ
gây tai nạn; cây gây hại cho sức khỏe, cây không có tác dụng cho cuộc
sống hay để đảm bảo giao thông…
Theo quy định thì điều kiện, trình tự,
thủ tục tiến hành việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị được quy
định tại Điều 14 Nghị định 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 về quản lý cây
xanh đô thị.
Căn cứ vào quy định pháp luật thì việc
chặt hạ, dịch chuyển chỉ được tiến hành đối với những cây đã chết, đã bị
gãy đổ hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm, cây xanh bị bệnh hoặc đến
tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn; cây xanh trong các khu vực thực hiện
dự án và phải có giấy phép.
Tuy nhiên, theo phản ánh của báo chí,
việc chặt hạ cây xanh tại một số tuyến phố tại Hà Nội không thuộc trường
hợp nêu trên là để thay thế, trồng mới
“Như vậy, nếu việc chặt hạ cây xanh hiện
nay tại một số tuyến phố tại Hà Nội được xác định là không thuộc các
trường hợp được chặt hạ theo quy định pháp luật, không được cấp giấy
phép thì cần phải xem xét đến trách nhiệm của những cơ quan, người có
thẩm quyền trong sự việc nêu trên”
Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô
thị chỉ được thực hiện trong trường hợp: Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc
có nguy cơ gây nguy hiểm; cây xanh bị bệnh, hoặc đến tuổi già cỗi; cây
xanh trong dự án đầu tư xây dựng công trình. Ngoài ra, việc chặt hạ,
dịch chuyển cây xanh đô thị đều phải có giấy phép trong một số trường
hợp quy định tại khoản 2, Điều 14 Nghị định 64/2010.
“Việc đốn cây trên một số tuyến đường
tại Hà Nội hiện nay mà không thuộc các trường hợp được phép chặt hạ hoặc
đã có giấy phép thì đều bị coi là vi phạm quy định của pháp luật
Theo quy định tại điểm a, khoản 2 điều
44 nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy
định về  xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cây xanh; người nào
tự ý đốn hạ, chặt phá cây xanh thì bị xử phạt hành chính từ 10 đến 15
triệu đồng và phải khôi phục trồng và chăm sóc lại cây xanh.
Điều 44. Xử phạt hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ cây xanh, công viên và vườn hoa
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a. Tự ý chặt hạ, di dời cây xanh;
3. Ngoài hình thức xử phạt quy định
tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị xử phạt
bổ sung và bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp:
a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi;
b. Buộc thực hiện đúng các quy định về bảo vệ, sử dụng công trình trong công viên và quản lý cây xanh đô thị.
Điều 61. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;
2. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:
a. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính gây ra
3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
c. Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định của pháp luật
Câu 2. Trên cương vị là một luật sư,
cũng là một công dân của Thủ Đô, Luật sư cho biết quan điểm của mình về
việc TP. Hà Nội có chủ trương thay thế hàng loạt các câu xanh, trong
khi nhiều ý kiến cho rằng việc thay đổi này là không cần thiết.
Tư vấn luật online trả lời:
Trên cương vị là một luật sư, cũng là
một công dân thủ đô Hà Nội,quan điểm của tôi về việc T.P Hà Nội có chủ
trương thay thế hàng loạt cây xanh như sau:
Luật Thủ Đô 2012 quy định tại Điều 10. Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô th
1. Không gian, kiến trúc, cảnh quan
và xây dựng đô thị của Thủ đô phải được quản lý theo đồ án quy hoạch,
bảo đảm bảo tồn, tôn tạo, phát huy các hình thái kiến trúc có giá trị
văn hóa, lịch sử, tạo lập không gian xanh của Thủ đô, không gian cảnh
quan khu vực hai bên Sông Hồng.
Trong Luật Quy hoạch đô thị 2009 tại khoản 2 Điều 58. Nguyên tắc quản lý không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị quy định:
2. Việc xây mới, cải tạo, chỉnh
trang, sửa chữa và phá bỏ vật thể kiến trúc, cây xanh trong khu vực công
cộng, khuôn viên công trình và nhà ở có ảnh hưởng đến không gian, kiến
trúc, cảnh quan đô thị phải xin phép cơ quan quản lý có thẩm quyền
Từ những quy định của hai văn bản pháp
luật trên cho thấy việc thay thế cây xanh có cơ sở là quy hoạch chuyên
ngành về hệ thống công viên và cây xanh được HĐND thành phố thông qua.
Trong quy hoạch chuyên ngành đó chỉ rõ lộ trình thay thế tất cả cây sâu
mục, già cỗi, cong nghiêng, không đảm bảo an toàn giao thông. Thực tế
thì những cây nguy hiểm như vậy đã từng đổ gãy gây tai nạn chết người.
Tôi cho rằng cây xanh hay không gian
xanh là một yếu tố quan trọng tạo nên cấu trúc đô thị. Với những thăng
trầm của lịch sử, ở thủ đô Hà Nội, nhiều cây xanh còn là một di sản,
chính vì vậy, quyết định chặt hạ hàng loạt cây xanh như vậy của UBND TP.
Hà Nội chắc chắn đã có sự tính toán kỹ.Thực tế, việc quy hoạch lại cây
xanh ở Hà Nội là cần thiết để đi tới một thành phố xanh trong tương lai.
Việc quy hoạch sẽ tạo ra cây xanh phù hợp với điều kiện khí hậu. Tạo ra
đặc trưng cây xanh cho từng tuyến phố để phát huy giá trị của cây xanh.
Nhưng bên cạnh đó, trong công tác quy hoạch cũng phải có sự cân đối hợp
lý giữa các chủng loại.
Trồng cây xanh được thể hiện theo quy
hoạch. Đặc biệt trong thiết kế quy hoạch không chỉ có bản vẽ mà còn có
các đồ án thiết kế đô thị.
Cây xanh như lá phổi có tác dụng bảo vệ
môi trường, điều hòa không khí khi lượng khói bụi, khí thải C02 ngày
càng nhiều. Hơn nữa hàng năm vào mùa xuân nhân dân ta đều thực hiện lời
dậy của Bác ” Vì sự nghiệp mười năm phải trồng cây”. Như vậy với việc
chặt hạ hàng loạt cây xanh trong thủ đô đã đi ngược lại lời dậy của
người và truyền thống tốt đẹp của nhân dân vào lúc đầu xuân trồng cây
tạo mầu xanh cho thiên nhiên.
Câu 3: Tại cuộc họp Thành ủy giao
ban báo chí ngày 17/03 ông Phan Đăng Long – Phó ban Tuyên giáo Thành ủy
Hà Nội có phát ngôn về việc, việc chặt 6.700 cây xanh tại Thủ Đô là công
việc của cơ quan chức năng, việc này không cần phải hỏi ý kiến của dân.
Luật sư hãy cho biết quan điểm của mình về phát ngôn của vị Phó ban
Tuyên giáo.?
Tư vấn luật online trả lời:
Văn phòng luật sư cho
rằng phát biểu trên của ông Phan Đăng Long – Phó ban Tuyên giáo thành ủy
Hà Nội là thiếu thận trọng và thiếu sự cân nhắc vì với cương vị là một
người phát ngôn của chính quyền và Đảng ủy Hà Nội ông nên lắng nghe ý
kiến của nhân dân, phản ánh của các cơ quan báo trí truyền thông để tiếp
thu và tham mưu cho lãnh đạo Thủ Đô Hà Nội. Ai cũng có quyền thể hiện
chính kiến của mình trước dư luận nhưng không nên thể hiện cái tôi quá
lớn, đặc biệt lại là người có chức vị. Vì theo nghị định 64/2010/NĐ-CP
quy định thẩm quyền quản lý cây xanh đô thị thuộc về Sở xây dựng. Như
vậy trong việc ” Chặt hạ” cây xanh này sở xây dựng và các cơ quan chức
năng khác trong đó có ban Tuyên giáo Thành ủy làm công tác tuyên truyền
phải có trách nhiệm tuyên truyền chủ trương của Thành phố cho người dân
được hưởng. Hơn nữa Dân là người có quyền “được Biết được Bàn và
được Kiểm Tra ” đối với các công việc của Thành phố. các cán bộ, lãnh
đạo là người phải báo cáo. Điều đó càng thể hiện tinh thần tập trung dân
chủ, phát huy sức mạnh trí tuệ trong nhân dân, Tạo sự đồng thuận giữa
chính quyền với nhân dân.
Chính chủ tịch UBND TP Hà Nội ông Nguyễn Thế Thảo đã trả lời và nhận định rằng:”các
đơn vị triển khai kế hoạch trên với lý do thông tin quá kém, không rõ
ràng, không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ dẫn đến việc người dân không
hiểu hết vấn đề”.
Ông Thảo cũng cho biết: ” thành phố sẽ
tiếp thu những ý kiến đóng góp đúng đắn. “Chủ trương này không vì lợi
ích của một cá nhân nào, mà dựa trên cơ sở cái gì có lợi cho dân thì
làm”
Ngày 20/3, Chủ tịch UBND thành phố Hà
Nội Nguyễn Thế Thảo yêu cầu Sở Xây dựng, UBND các quận dừng kế hoạch
thay thế cây xanh hai bên tuyến phố
Là luật sư Hà Nội, tôi rất đồng tình
với quan điểm ý kiến của Bác chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội,
kịp thời nắm bắt và có quyết dịnh đúng đắn phù hợp với nguyện vọng và
sự mong mỏi của người dân thủ đô Hà Nội đã lắng nghe ý kiến đóng góp của
người dân, ý kiến của nhà nghiên cứu khoa học để bảo tồn về môi trường
sinh thái, đảm bảo đúng quy định pháp luật
Điều 59 Luật Thủ Đô 2012 cũng quy định:Trách nhiệm quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị
1. Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã,
thị trấn quản lý toàn diện không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trong
phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
Trên đây là nội dung trả lời và tư vấn luật miễn phí của Luật sư giỏi tại Hà Nội.
Công ty Luật Dragon/http://www.vanphongluatsu.com.vn/tu-van-doanh-nghiep/
Trân Trọng./.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến